Category Archives: Suy ngẫm

Làm sao em biết con cá không đau?

Con Đại bàng trong trại gà


Suy ngẫm về cuộc sống xung quanh

Bản năng của loài gà là ăn giun, dế và sống theo bầy, còn bản năng của đại bàng là bay lượn trên trời và săn mồi. Nếu như một chú đại bàng từ nhỏ được nuôi bởi đàn gà thì chắc chắn rằng sẽ bị thuần hóa và mất đi khả năng bay lượn. Đây là bài học đắt giá cho những người muốn vượt khó để tìm đến những thành công.

CHUYỆN VỀ CON ĐẠI BÀNG ĐƯỢC NUÔI BỞI 1 CON GÀ

“Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, hai quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp 2 quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra 2 chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay 2 chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, 1 chú đại bàng trong 2 chú đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

“Ồ – đại bàng gà kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”.

Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà thì không biết bay cao, chỉ có đại bàng mới có khả năng bay cao”.

Thỉnh thoảng gà đại bàng vẫn ngước lên bầu trời theo dõi những màn trình diễn ngoạn mục của đại bàng, nhưng chưa khi nào chú “dám thử” đập cánh bay lên. Vì xung quanh chú những con gà vẫn chăm chỉ bới đất tìm giun và chú cũng đang bận rộn với những công việc hàng ngày của gà là bới đất tìm giun như thế. Cứ như thế theo thời gian, đôi cánh vốn dĩ của đại bàng không được tung đập nhỏ dần lại, chân thì to ra… Chú đã sống trọn vẹn một kiếp gà cho đến khi chết đi… cũng lặng lẽ một kiếp gà như bao con gà khác.

Còn chú đại bàng thứ 2

Một ngày nọ Đại Bàng đi tìm ăn với lủ anh em gà của nó và tình cờ đi ngang qua tấm cửa kiếng.

Không giống chú đại bàng 1 “Gà đại bàng giật mình sao mình lại giống những con đại bàng quá vậy”. Từ đó lòng chú đầy tâm trạng, những đôi cánh dũng mãnh giang rộng, những nhịp vỗ mạnh hơn gió thổi, cao hơn mây trời kiêu hãnh hiện lên trong giấc mơ hàng đêm của chú.

“Gà đại bàng” nuôi một giấc mơ, một khát vọng bắt đầu tập bay. Sau một thời gian “dám thử” vỗ cánh để bay cao chú vẫn không bay được chú nản chí, chú lại nghe những lời chê bai từ các bạn gà “mày là thằng dở hơi, viễn vông” và gà đại bàng bỏ cuộc. Chú thật sự tin rằng mình là một con gà có ngoại hình khác thường, chứ không phải một con đại bàng.

Tuy cũng thất bại nhiều lần… nhưng gà đại bàng luôn tự nhủ không đầu hàng mặc dù vẫn nhận được nhiều lời chế giễu của anh em, bạn bè gà nó. Thời gian trôi qua, với quyết tâm, khát vọng và lòng đam mê và liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng để bay được như đại bàng, chú không ít lần gãy cánh, nhiều lần bị thương ở chân…, chú gà đại bàng quan sát và học hỏi từ người thầy đại bàng mỗi ngày mỗi ngày, chú rèn luyện liên tục. Cuối cùng gà đại bàng thứ 2 này đã tung cánh trên bầu trời lộng gió. Sải cánh giang rộng, nhìn ngắm bầu trời bao la, cảm giác nhìn mọi thứ từ trên cao thật đẹp biết bao…

Những ai từng có ánh mắt nghi ngờ về khả năng của nó đều phải ngã mũ kính phục. Cuối cùng “gà lạ” đã đạt được niềm mơ ước của chính mình, một kết thúc đầy dành cho những nỗ lực và niềm tin của chú Đại Bàng, những khát vọng không bao giờ ngừng nghỉ và Tự Do bay trên bầu trời hiên ngang mà đám anh em gà thỉnh thoảng thấy bóng dáng Đại Bàng bay qua đều hoảng sợ chạy trốn.

ST

Tại sao mình khổ.


Cuộc sống có những điều tưởng chừng nghịch lý nhưng lại phản ánh chính xác tâm lý của con người. Hiểu rồi bạn sẽ thấy, cuộc đời vốn là thế rồi, tiến không nổi thì lùi lại, sẽ thấy được biển rộng trời cao…

[​IMG]
Bạn càng có nhiều lựa chọn, thì bạn càng chẳng thấy cái nào được, chẳng có gì thỏa mãn bạn 100%. (Ảnh: Internet)​

1. Bạn càng cố gây ấn tượng với người khác thì người ta lại chẳng thấy có gì thú vị.

Bởi vậy mới nói, “cố quá là quá cố”, cố gắng thành ra giả tạo, gượng gạo, làm tụt cảm xúc của người khác. Tốt nhất là cứ bình thường thôi và đừng cho ai là đặc biệt.

2. Bạn càng thành thật về những lỗi lầm của mình, người ta càng nghĩ rằng bạn hoàn hảo. Bởi vì bạn thoải mái với sự không hoàn hảo của mình, nên người ta sẽ nghĩ bạn “perfect”.

3. Cái gì càng sẵn có, bạn càng không thích. Con người thích những cái gì quý hiếm. Tình cảm cũng vậy, càng đầy thì càng vơi.

4. Bạn càng nghĩ chuyện gì là khó khăn, thì nó sẽ trở nên khó thật.

5. Bạn càng sợ chết thì càng khó tận hưởng cuộc sống. Có câu thế này: “Cuộc sống co lại hay mở rộng tỉ lệ thuận với lòng can đảm của bạn”.

[​IMG]
Bạn càng ít quan tâm đến người khác, thì cũng đồng nghĩa bạn ít quan tâm đến bản thân. (Ảnh: Internet)

6. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, thì cũng đồng nghĩa bạn ít quan tâm đến bản thân.

Chúng ta thường đối xử với người khác theo cách mà ta đối xử với chính mình. Điều này có thể không rõ ràng nếu chỉ quan sát từ bên ngoài. Nhiều người đối xử ác với người khác thật ra cũng tàn nhẫn với bản thân lắm.

7. Nếu bạn ghét 1 đặc điểm nào ở người khác, thì đặc điểm đó chính là sự phản chiếu một phần con người bạn nhưng bạn không chịu thừa nhận, không thể chấp nhận.

Chẳng hạn, bạn chê người ta mập nhưng thực tế bạn phải cố nhịn ăn để cho ốm, bạn chê người ta xài hoang phí vì bạn không có tiền để xài hoang.

8. Người quá đa nghi thì cũng không đáng tin.

Người luôn cảm thấy bất an, nhìn ai cũng bằng con mắt nghi ngờ thì bản thân họ đang ngầm phá hoại chính những mối quan hệ của mình. Một cách mà người ta dùng để bảo vệ bản thân chính là khiến người khác tổn thương trước.

9. Bạn càng có nhiều lựa chọn, thì bạn càng chẳng thấy cái nào được, chẳng có gì thỏa mãn bạn 100%. Đó chính là nghịch lý của sự lựa chọn.

Bởi vì khi có nhiều lựa chọn, thì rủi ro chọn nhầm của bạn càng cao. Vì vậy dù bạn chọn cái nào thì rốt cuộc vẫn sẽ không vui với quyết định của mình.

[​IMG]
Càng không cần gì cả thì bạn sẽ có được tất cả. (Ảnh: Internet)​

10. Càng không cần gì cả thì bạn sẽ có được tất cả.

11. Bạn càng muốn giữ ai ở bên mình thì vô tình bạn càng đẩy người ta ra xa.

12. Càng tranh cãi với ai thì càng không thể thuyết phục người ta đồng ý với bạn được.

Bởi vì phần lớn các cuộc tranh luận thiên về cảm xúc và cái tôi, sự chủ quan của cá nhân. Nó hiếm khi vì mục đích logic của sự việc, mà lại thiên về thắng – thua.

13. Người nào càng tin rằng mình thông thái thì họ lại càng chẳng biết gì.

Nhà triết học Bertrand Russell từng nói: “Thế giới đầy những kẻ ngốc nghĩ mình khôn và những người thông minh luôn cho rằng mình thiếu hiểu biết”.

14. Bạn càng thất bại nhiều lần thì xác suất thành công của bạn càng cao.

Có thể bạn đã nghe những ví dụ này nhiều lần: Edison đã thử nghiệm 10.000 lần mới phát minh thành công bóng đèn dây tóc; Michael Jordan từng bị đuổi khỏi câu lạc bộ ở trường học. Thành công đến từ sự cải thiện để cho tốt hơn, và muốn cải thiện thì phải đi đường vòng hoặc đường thẳng chứ không có đường tắt.

15. Bạn càng e ngại làm điều gì, thì nhiều khả năng bạn sẽ làm nó.

Chẳng hạn như vượt qua nỗi sợ để tìm việc làm mới, nói chuyện trước công chúng, thử kinh doanh riêng, đứng lên bảo vệ chính kiến của mình, lần đầu tiên thú nhận một điều gì đó… Tất cả đều khiến bạn sợ, bởi vì chúng đáng thực hiện nên chúng mới trở nên đáng sợ như vậy.

16. Càng học, bạn càng nhận ra mình chẳng biết gì. Mỗi khi bạn hiểu ra một điều gì đó, thì trong đầu bạn lại nảy sinh nhiều câu hỏi hơn.

17. Chúng ta càng dễ kết nối với nhau thông qua các phương tiện sẵn có, thì chúng ta càng thấy cô đơn.

Thế giới ngày càng trở nên cô đơn và trầm uất trong vài chục năm gần đây, do đó hãy sống thực với mình. Những cái gì quá ảo sẽ khiến bạn bớt tự tin trong đời thực.

18. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại.

19. Điều duy nhất chắc chắn chính là chẳng có gì chắc chắn. Hiểu được điều này bạn sẽ bớt bi lụy và trông chờ hơn.

20. Điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi.

Theo Bestie – TinhHoa

Phước báu, công quả đều mất hết nếu ta làm nhưng việc khi tức giận.


11709653_966689156715961_729766819179674856_n

Khi bạn tức giận, bất cứ điều gì bạn làm đều có thể mang lại hậu quả không mong muốn, vì thế, hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất khi có thể.

Một truyện ngắn dân gian của Nhật Bản thuở còn tồn tại các Samurai huyền thoại trên đất nước Hoa anh đào, một bài học hữu ích trong đối nhân xử thế khá hay.

Chuyện xảy ra tại một ngôi làng ven biển thuộc đất nước Phù Tang, vào thời mà các vị Samurai chuyên đảm trách những công việc đòi nợ,thu tô đối với những người dân sinh sống trong địa giới của lãnh chúa mà họ phục vụ.

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: "Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài". Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: "Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận".

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống và nói:"Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi".

[​IMG]
Đừng làm gì khi tức giận để rồi lại phải hối hận

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: "Ðừng hành động khi đang giận dữ".

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông. Ông gào lên: "Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!".Người vợ giải thích: "Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng".

Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai.

"Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa", người đánh cá phấn khởi nói. "Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi", vị samurai trả lời, "Ngươi đã trả nợ rồi".

Đừng hành động “sốc nổi” khi đang tức giận

Tìm mọi cách trút giận

Tìm cách trút cơn giận giữ trong lòng mình có vẻ như là một ý tưởng tốt nhưng thực tế nó có thể khiến vấn đề tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí CyberPsychology Hành vi và Mạng xã hội, dành 5 phút đọc những lời tức giận của người khác trên trang mạng xã hội cá nhân của người khác có thể khiến bạn giận giữ và giảm cảm giác hạnh phúc. Một nghiên ứu trước đó cũng cho thấy giải tỏa sự tức giận bằng cách đập gối không chỉ làm tăng sự giận giữ vào thời điểm đó mà còn làm gia tăng các hành vi hung hăng trong tương lai. “Có thể việc trút sự tức giận bằng lời nói khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn, nhưng nó không khiến sự tức giận giảm đi”, Narang cho biết.

Tranh cãi

Tranh cãi có thể chỉ khiến bạn tức giận thêm và bạn sẽ nói những điều khiến mối quan hệ tồi tệ hơn. Cuối cùng, khi cơn giận qua đi, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nhưng đã muộn. Tốt hơn là bạn nên ở một mình và bình tâm lại.

Đừng ăn

Làm dịu cơn giận bằng cách ăn có thể mang đến nhiều tai hại. Khi giận dữ, chúng ta thường chọn những thực phẩm không lành mạnh, chẳng hạn như những thứ nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều carb… Ngoài ra, khi cảm xúc đang bị đẩy lên cao độ, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái báo độngnguy hiểm. Vào lúc này, hệ tiêu hóa không thể hoạt động một cách tối ưu và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Uống rượu

Uống rượu có vẻ như sẽ làm bạn bình tĩnh lại. Nhưng trên thực tế, rượu làm mất sự kiểm soát tinh thần và bạn bắt bắt đầu có những hành động không chấp nhận được vì bạn không kiềm chế được tức giận sau khi uống.

[​IMG]
Ảnh minh họa

Gửi thư

Đừng gửi thư công việc cũng như thư cá nhân vì bạn có thể viết những điều gây khó chịu hoặc vô nghĩa. Tốt nhất là bạn hãy viết ra giấy những cảm xúc của bạn để giải tỏa tâm trạng. Đây là một cách tốt để bạn bình tĩnh lại.

Đừng nói điện thoại

Hãy đối mặt trực tiếp với vấn đề và giải quyết chúng. Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.

Theo Khỏe & Đẹp – Phụ nữ Today

Im lặng là vàng.


Im lặng là vàng. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý.

[IMG]

Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.

Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng.

Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?

1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ

Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc

Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

3. Khi người khác không hiểu mình

Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.

4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.

5. Khi người khác khoe khoang, lý sự

Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.

6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến

Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng.

Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.

Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hoá cao cấp.

Nói ra được thì tốt nhưng có khi im lặng lại tốt hơn. Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương. Nhưng khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt.

Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói: trong cuộc sống, rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện. Thì vậy, cuộc sống là muôn màu!

Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuôc họp cứ luyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?

Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!

Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng!

Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai cũng được phát cho 1000 miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống nhau. Chỉ có điều là con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến mảnh cuối cùng để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó.

Đa phần người ta than thở hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia?

Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó, người ta đã âm thầm đi tìm, luôn kiên nhẫn và im lặng. Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may ghép vài lần mà không đúng.

Thì đã sao? Ta có 1.000 cơ hội kia mà. Lần này chưa được, lần sau sẽ được, chỉ cần bạn đủ niềm tin. Vì tin sẽ thấy, tìm sẽ gặp. Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc thì đã có hạnh phúc rồi đấy.

Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sẻ nhé nhưng nhớ lặng thầm. Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Yên tâm…!!!

Source: Tinhtam

Luật Nghiệp Quả


Nghiep Qua1

Luật Nghiệp Quả: Khác với thuyết Thiên Mệnh của Khổng Tử, Định mệnh của Trần Đoàn hay ngay cả Số mệnh của sự tổng hợp các luồng tư tưởng khác của các triết gia Trung Hoa, luật nghiệp quả của Phật giáo rất khác biệt và uyển chuyển. Tại sao? Bởi vì luật nghiệp quả là do con người hoàn toàn quyết định cuộc đời của mình chớ không tùy thuộc vào bất cứ một quyền năng nào ở ngoài nghĩa là dựa theo tinh thần Phật giáo, không có ông Trời, bà đất hay Hi Di Lão tổ nào có thể quyết định hay thay đổi số mệnh của mình mà phải do chính tự tay mình tác tạo và thọ lãnh.

Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng:”Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa” . Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người trên thế gian này là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ (vô lượng) kiếp quá khứ.

Thật vậy, nghiệp tức là chủ động tạo điều kiện để tái sinh trong kiếp hiện tại và cho những kiếp tương lai. Vì thế tất cả mọi khổ vui, thành công, thất bại, tướng diện đẹp xấu, thông minh hay khờ dại…của con người trong kiếp sống này là sự thọ lãnh những quả nghiệp do chính họ tự tạo tác từ những đời quá khứ, chớ không do bất cứ sự thưởng, phạt nào của bất cứ ai. Chỉ khi nào thật sự thấu hiểu tường tận về giáo lý Nghiệp thì lúc đó nghiệp sẽ không còn chi phối cuộc sống của chúng ta. Đó là khi gặp nghịch cảnh đau thương thì chúng ta không than Trời, oán Phật và khi thuận duyên hạnh phúc đến thì chúng ta cũng chẳng hân hoan reo mừng bởi vì đó đều là những vận hành của Nghiệp, do chính ta tác tạo.

Nghiep Qua

Bây giờ, nếu chỉ nhìn nghiệp bằng một góc độ nhỏ của nhân quả thì luật nghiệp quả của đạo Phật có vẻ như là một số mệnh sắp đặt sẵn bắt buộc con người phải nhắm mắt, xuôi tay chấp nhận. Nhưng sự huyền diệu của luật nghiệp quả không dừng lại ở đây mà nghiệp có thể chuyển được. Nếu nghiệp không chuyển được thì không ai tu để làm gì? Vì ta là chủ nhân của Nghiệp thì ta có thể sai khiến Nghiệp của mình chớ không phải là nô lệ để Nghiệp sai khiến. Nói cách khác, vì nghiệp có thể chuyển cho nên con người mới có thể chuyển từ phàm sang Thánh hoặc từ phàm biến thành ra ác quỷ. Luật nhân quả đã xác định rõ ràng rằng: ”nhân + duyên =quả” cho nên nhân tác tạo trong đời quá khứ nếu không kết với những duyên bất thiện hiện tại thì sẽ không tạo thành quả dữ để đưa con người vào cảnh khổ.

Do vậy, con người hằng ngày trong cuộc sống, chính mình có thể làm chủ số mệnh của mình bằng cách tạo nhiều thiện duyên và tránh xa duyên ác thì những quả phước thiện đó sẽ đè nén tất cả quả bất thiện khác hoặc nếu quả xấu có hiện hành đi chăng nữa thì nó cũng trở thành nhỏ, không đáng kể, không nguy hại.

Thí dụ vì bận rộn, chúng ta không có thì giờ chăm sóc sân cỏ ở trước nhà nên nó trở thành khô khan, vàng úa nghĩa là nhân không tốt. Nếu dựa theo thuyết số mạng thì đám cỏ sẽ chết.

Ngược lại, dựa theo lý nhân duyên của đạo Phật là tuy nhân không được tốt, nhưng nếu bây giờ chúng ta bắt đầu vun phân, tưới nước cho nhiều nghĩa là tạo duyên lành thì tuần sau đám cỏ sẽ xanh trở lại tức là có kết quả tốt. Cuộc sống con người thì cũng thế. Hiện tại chúng ta cảm nhận rất nhiều nghịch cảnh, đau thương nghĩa là kết quả của những nhân bất thiện từ đời quá khứ nay đã thành quả. Nếu sống tiêu cực thì chúng ta chỉ than Trời, trách đất rồi những quả đau thương khác vẫn cứ tiếp tục đến khiến cho cuộc sống thêm khổ đau, chẳng có lợi ích gì.

Bây giờ nếu thấu hiểu giáo lý Nghiệp thì bắt đầu chuyển cuộc sống từ tiêu cực sang tích cực nghĩa là chính ta phải tác động chống lại chớ không chịu chấp nhận an phận thủ thường. Nói thế có nghĩa là từ nay con người phải nhận thức sự tai hại và tốt đẹp của nghiệp và nghiệp quả để vun bồi, tác tạo thêm nhiều thiện duyên thì chắc chắn cuộc sống của mình sẽ thăng hoa, hạnh phúc.

Nghiệp bất thiện ví cũng như viên thuốc độc, nếu uống vào thì chắc chắn chúng ta sẽ chết. Nhưng nếu bây giờ chúng ta gầy dựng thật nhiều thiện nghiệp ví cũng như tự mình đào một hồ nước rộng, cho dù có bỏ viên thuốc độc đó vào hồ nước rồi múc nước kia uống thì vẫn không hề hấn gì.
Nên nhớ:

“Cuộc sống này có vay sẽ có trả
Luật nhân quả không bỏ sót một ai!”

Tóm lại, dựa theo tinh thần Phật giáo, con người tự mình có thể làm chủ mạng sống của mình, chính mình ban vui hay giáng họa cho mình chớ Phật trời không can dự vào căn nghiệp của mình được. Cao hơn nữa, muốn có hạnh phúc, an vui, tự tại con người chỉ cần sống đời đạo hạnh, giữ tròn năm giới nghĩa là không được sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Nếu thực hành được như thế là chính họ trở về sống với đời sống đạo đức nhân bản, gia đình sẽ hạnh phúc, ấm êm, trên thuận dưới hòa.

phat_351464643131

Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và thăng hoa lý tưởng giải thoát cho những kiếp tương lai.

Lê Sỹ Minh Tùng
Anh Đức repost.

Phụ nữ mệnh tốt hay không từ y phục có thể nhìn thấy được.


Những ngày mùa hè nóng bức, các chị em phụ nữ luôn thích mặc những bộ đồ “mát mẻ”, ăn mặc càng ngày càng hở hang. Phụ nữ như vậy, sẽ không thể vượng phu, hơn nữa những người phụ nữ ăn mặc như vậy, sắc thân đều có rất nhiều quỷ dâm dục đi theo, hết thảy khí chất đều trở nên dung tục thấp kém.

Có rất nhiều người thường hay than trách vận mệnh không tốt, không được sinh ra trong gia đình giàu có, không có được nền tảng giáo dục tốt, không có mối quan hệ xã hội tốt…
Đương nhiên không thể làm gì khác hơn, bởi phú quý do trời cả, nhưng cuộn tơ vận mệnh cũng là do tay mình nắm giữ.
Tại sao lại nói như vậy?
Xin mọi người hãy đọc tiếp…
Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, núi sông mặt đất ở bên ngoài là đại vũ trụ. Người đàn ông đối ứng với trời, người phụ nữ đối ứng với đất.
Người phụ nữ cùng một nhịp thở với mặt đất, nếu ăn mặc hở hang thì cũng như hoang mạc, có thể sinh trưởng ra được cái gì đây?
tinhhoa.net-Aw5AQ3-20151107-phu-nu-menh-tot-hay-khong-tu-y-phuc-co-the-nhin-thay-duoc1
Phụ nữ ăn mặc kín đáo vừa quyến rũ vừa thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

Người phụ nữ có phúc báo thật sự, đều là nhờ đức hạnh.
Người phụ nữ từ khi sinh ra đến 18 tuổi, cần một gia đình tốt.
Từ 18 đến 35 tuổi, cần một dung mạo đẹp.
Từ 35 đến 48 tuổi, cần một cá tính tốt.
Từ sau 48 tuổi, cần một cuộc sống vui vẻ, giản dị. Mua sắm y phục, nữ trang thích hợp với mình.
Những gì thích hợp với bạn mới thật sự là thứ tốt nhất, vậy nên không cần phải làm cái vỏ bề ngoài của người khác

Vào những lúc cuối tuần hãy học vũ đạo, tập yoga, tập thiền…bởi vì tuổi thanh xuân sẽ suy tàn theo năm tháng, nhưng khí chất thì lại tăng lên.
Bồi dưỡng một số thói quen tốt nho nhỏ, ví như ngủ sớm dậy sớm, đầu giường để một quyển sách hay. Ăn mặc kín đáo, đây là một phương thức yêu quý bản thân mình.
Người phụ nữ tuy cần phải giảm cân, nhưng đôi khi ăn chút đồ ngọt, thả lỏng bản thân một chút, tâm tình sẽ tốt hơn.
Những lúc ra ngoài xin hãy bôi kem bảo vệ da tay để bảo vệ tốt đôi tay của mình bởi bàn tay là gương mặt thứ hai của người phụ nữ.

Một người phụ nữ có thể không xinh đẹp, nhưng không thể không có tri thức
Hãy giành thời gian để đọc sách và học tập, điều đó sẽ khiến bạn trở nên xinh đẹp hơn.
Vào thời đại công nghệ này, đôi khi hãy viết vài dòng suy ngẫm, có lẽ bạn không nhất định dùng tới nó, cũng là để lắng đọng tâm hồn mình.
Một năm ít nhất hãy đi du lịch một lần, đơn giản nhất là đi ngoại thành tắm suối nước nóng chẳng hạn.
Tôn trọng người khác, cũng là tôn trọng chính mình
Nếu muốn người khác tôn trọng bạn hơn, bạn cũng hãy tôn trọng người khác.
Bất kể thời đại thay đổi như thế nào, tự yêu quý mình sẽ khiến mọi người quý trọng bạn hơn. Bạn hãy là chính mình, tự hào về bản thân mình, bởi bạn là duy nhất, trân quý nhất, kiêu hãnh nhất, và xinh đẹp nhất.
Phúc báo của người phụ nữ không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của chính người ấy mà thậm chí còn liên quan tới cả dòng họ nữa. Bill Gates khẳng định rằng: “Người phụ nữ quyết định tương lai của một gia tộc!”

hoang-oanh-7-jpg-1361171766-1361172261_500x0

hoang-oanh-10-jpg-1355097248_500x0

Bây giờ xin lưu ý 4 điểm dưới đây!

1- Không nên đem phiền não đến giường, bởi vì đó là nơi để ngủ.
2- Đừng mang theo oán hận đến ngày mai, bởi vì ngày mai là một ngày tốt đẹp.
3- Đừng để sầu muộn của bản thân lây sang người khác, bởi vì đó là một hành vi trái đạo đức.
4- Đừng để tâm trạng khó chịu xuất hiện trên gương mặt, bởi vì đó là nét mặt khiến cho người người chán ghét.
Một người phụ nữ mệnh tốt hay không, từ y phục thì có thể nhìn thấy được. Cử chỉ, trang phục, lời nói, hành vi của mỗi một người đều sẽ để lộ phẩm giá, thân phận của người đó.

Một người phụ nữ không cần phải nói nhiều, chỉ cần đi mấy bước thì có thể biết được cảnh giới nội tâm của người ấy, muốn giả cũng giả không được.

Điều người phụ nữ cần có chính là trí tuệ, không phải là cái vỏ bề ngoài hời hợt

KC_ST

Cử chỉ lời nói, trưng bày thành bại


Sữa tâm

Vào thời đại Xuân Thu (1), người ta chỉ cần nhìn cử chỉ lời nói của một người là có thể biết người ấy sẽ thành công hay thất bại. Những lời tiên đoán đó luôn luôn chính xác. Chúng ta có thể cứu xét những chuyện ấy qua các cuốn sách sử như Tả Truyện (2) hay Quốc ngữ (2).

Nói chung, mọi dấu hiệu họa phước sắp xảy đến đều nảy mầm từ nội tâm rồi biểu hiện ra ngoài hành vi con người. Như người nhân hậu rộng lượng sẽ có thái độ chững chạc bình tĩnh, thường được phước. Người khắc khe hẹp hòi sẽ có thái độ bộp chộp nóng nẩy, thường gặp họa. Người thường không thấy xa, tưởng rằng họa phước là việc hên xui may rủi không thể tiên đoán trước được.

Theo nguyên tắc, lòng chân thành là lòng hạp với trời. Muốn đoán phước sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng thiện hay không. Muốn đoán họa sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng ác hay không. Muốn tìm phước tránh họa, điều cần thiết nhất là việc sửa lỗi bản thân, sau mới nói đến việc làm thiện.

Chú thích:

(1) Xuân Thu : Vào cuối đời nhà Chu (khoảng 500 năm trước tây lịch), thế lực của Chu vương suy yếu, các chư hầu không còn thần phục sự cai trị của Chu vương nữa. Thời đại đó là thời đại Xuân Thu. Khổng Tử sống trong thời đại đó, thấy xã hội loạn lạc, đạo đức chôn vùi, Khổng Tử ghi hết mọi chuyện xảy ra vào cuốn sách sử mang tên là Xuân Thu.

(2) Tả Truyện, Quốc Ngữ : là hai cuốn sách sử nổi tiếng vào thời đại Xuân Thu. Quốc Ngữ ghi chép những chính trị lớn của các nước. Cón Tả Truyện ghi lại những chuyện nhỏ hơn.

Yếu tố sửa đổi

1. Biết xấu hổ

Người muốn sửa lỗi, việc đầu tiên là phải biết xấu hỗ. Nghĩ đến các bậc thánh hiền ngày xưa cũng là con người như chúng ta, nhưng tại sao họ có thể gương mẫu ngàn đời mà chúng ta lại thân bại danh liệt. Vì ta đắm mê trần duyên, làm lén những việc trái với lương tâm, tưởng không ai biết liền ưởn ngực làm như vô tội. Như vậy sẽ có ngày sống như con thú mà không hay. Trên đời không gì xấu hỗ cho bằng điều đó. Mạnh tử nói: « “Biết xấu hỗ” đối với con người rất quan trọng ». Người biết xấu hỗ sẽ ngang hàng với thánh hiền, còn không biết xấu hỗ thì chẳng khác gì như con thú. Đó là chỗ then chốt của việc sửa lỗi.

2. Biết lo sợ

Điều thứ hai là phải biết lo sợ. Trên có trời dưới có đất, chúng ta không thể qua mặt được quỷ thần. Dù chúng ta ở nơi kín đáo mà thiên địa quỷ thần vẫn hằng theo dõi ta. Nếu ta có lỗi nặng ắt sẽ giáng ta trăm điều tai hoạ. Nếu có lỗi nhẹ ắt sẽ giảm liền phước thọ. Chúng ta không lo sợ sao được?

Không những thế, ở những nơi riêng tư không ai thấy đều có quỷ thần canh phòng gắt gao. Dầu ta giấu diếm tội lỗi kín đáo, ngụy trang khéo léo chăng nữa, nhưng đối với họ, những gì ta nghĩ trong lòng họ đều biết hết, không lừa gạt được ai. Một khi bị người khác biết tẩy thì ta không còn giá trị gì nữa. Vậy không lo sợ sao được ?

Không những thế, dù là tội lỗi đầy trời, nếu ta còn một hơi thở vẫn còn có thể hối cải kịp thời. Người xưa có người cả đời làm ác, nhưng trước khi lìa đời, ăn năn lỗi lầm, phát một niệm thiện, liền được qua đời trong an lành. Cho nên người ta nói : « Một niệm mãnh liệt, cũng đủ để tẩy sạch được tội ác trăm năm ». Tỷ như một hang cốc tối tăm ngàn năm, vừa thắp lên ngọn đuốc thì ngàn năm tối tăm ấy liền tan mất. Cho nên không cần biết là tội lỗi nhiều ít hay lâu mau, điều quan trọng là phải biết hối cải.

Nhưng đời người vô thường, thân thể dễ hoại. Một khi hơi thở thở ra không hít vào nữa thì lúc đó muốn hối cải cũng đã muộn. Trên trần gian này cũng đã thối nát tiếng tăm. Tuy có con hiếu cháu ngoan vẫn không cách nào rửa sạch dùm được. Dưới cõi âm sẽ bị đọa vào địa ngục ngàn kiếp, dù có thánh hiền, Phật, bồ tát, có lòng thương xót chăng nữa cũng chẳng thể cứu vớt được gì. Vậy không lo sợ sao được ?

3. Có cương quyết

Thứ ba, là có lòng cương quyết. Con người không muốn sửa lỗi chỉ vì trốn tránh không dám đương đầu với sự thật. Chúng ta phải phấn chấn lên, không do dự, không chần chừ. Phạm lỗi lầm nhỏ như bị gai đâm, phải lễ ngay tại chỗ. Phạm lỗi lầm lớn như bị rắn độc cắn ngón tay, phải chặt liền tức khắc. Phải dứt khoát không chút chần chừ do dự. Làm được như vậy mới có ích lợi như quẻ Phong Lôi (1) vậy.

Nếu đầy đủ cả ba yếu tố trên thì gặp lỗi mới có thể sửa liền được. Như tuyết xuân gặp nắng rọi, lỗi lầm nào chẳng không tiêu tan ? Nhưng lỗi lầm con người có thể sửa trên sự việc, sửa theo lý luận hay sửa trong nội tâm. Hình thức sửa khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau.

Chú thích

(1) Quẻ Phong Lôi : Trong Kinh Dịch, quẻ Phong Lôi là một quẻ mang đặc tính ích lợi. Ví gió thổi và sấm nổ hổ trợ lẫn nhau mà tạo ích lợi.

Hình thức sửa đổi

sentrang

a. Sửa theo việc

Như hôm trước sát sanh, nay cấm sát sanh. Như hôm trước nóng giận, nay cấm nóng giận. Như vậy là sửa trên sư việc. Kềm ngọn mà không sửa gốc, điều đó rất khó, vì gốc bịnh vẫn còn. Kềm được tật này, tật khác lại trồi lên. Cho nên sửa ngọn không phải là môt phương pháp trừ sạch được bịnh gốc.

b. Sửa trên lý

Người khéo sửa lỗi, trước khi đặt điều cấm phải biết suy nghĩ lý do tại sao. Như lỗi sát sanh, phải hiểu rằng : Trời thích muôn loài vượng sống, không thích tàn sát. Mỗi loài vật đều muốn sống, đều sợ chết. Giết chúng để nuôi thân ta, lương tâm nào chấp nhận? Hơn nữa, đối với những loài vật bị giết, nào bị dao cắt, nào bị chảo chiên, những khổ đau đớn, thấu đến cốt tủy. Còn đối với chúng ta, giết chúng để trưng bày cao lương mỹ vị, ăn xong rồi cũng hết. Nếu ta thay thế bằng ăn chay vẫn có thể no bụng. Tại sao lại phải giết chúng để tổn phước của mình ?

Hơn nữa, nghĩ đến những loài vật có sanh mạng đều có linh tánh và tri giác. Mà đã có linh tánh và tri giác thì chúng với ta cùng một bản thể. Chúng ta đã cảm thấy xấu hổ vì không đủ đạo đức để chúng kính ta thân ta (*), mà sao lại còn mỗi ngày giết chúng để chúng mãi thù ta oán ta ? Khi nghĩ đến như thế, sẽ thấy miếng thịt mà đau lòng thương xót, làm sao nuốt nổi ?

Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng : Ai cũng có sự sơ sót, ta phải thông cảm. Nếu ai xâm chạm đến ta một cách phi lý, vậy lỗi người đó, can chi với ta? Có gì mà giận?

Lại nghĩ thêm: Không hào kiệt nào mà tự cao, cho mình là đúng hết. Không người trí thức nào mà cứ oán trời trách người khi gặp những chuyện không vừa ý. Khi sự việc xảy đến không vừa ý, chỉ vì đức hạnh ta tu còn kém, lòng chân thành chưa đủ để cảm ứng trời mà thôi. Nếu mọi việc chúng ta đều biết tự xét lại, thì dù gặp người hủy báng ta đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, có gì mà phải tức giận ?

Hơn nữa, nếu ta nghe lời phỉ báng mà không giận, thì dù lời hủy báng ác độc đến đâu, chẳng khác nào như đem lửa đốt trời, chẳng cháy được gì, rồi cũng sẽ tắt. Ngược lại, nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích. Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó, khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt.

c. Sửa trong tâm

Thế nào là sửa trong tâm ? Lỗi lầm thiên hình vạn dạng đều do tâm tạo. Nếu tâm ta không động (1) thì thiện ác (2) đâu mà có ? Những thói hư tật xấu như háo sắc, ham danh, tham của, hay nóng giận, v.v. đâu cần sửa từng điều một, chỉ cần một lòng hướng thiện là chánh niệm hiễn bày trong lòng, tà niệm tất nhiên không chổ dung thân. Như mặt trời mọc lên thì quỷ quái phải tìm đường lẩn trốn. Đây là chỗ then chốt của lý này. Tội do tâm tạo, sửa cũng do tâm. Như muốn trừ một cây độc, chỉ cần đốn ngay gốc, đâu cần bẻ từng lá và chặt từng nhánh ?

Nói chung, phương pháp hay nhất là sửa tâm vì khi gặp cảnh, tâm luôn thanh tịnh. Ta biết rõ những gì đang xẩy ra trong tâm. Nếu thấy tâm động, vọng niệm nổi lên, ta liền phát hiện mà không theo. Không theo thì lỗi đâu mà có ? Trong trường hợp áp dụng phương pháp sửa tâm không được, ta có thể dùng phương pháp lý luận để loại tà niệm. Nếu vẫn làm không được, ta còn có phương pháp giới luật để cấm cản. Ta có thể áp dụng cả ba phương pháp cùng một lúc vẫn không sao. Nhưng nếu chỉ cố chấp vào phương pháp thấp mà bỏ hẳn phương pháp cao là không hay rồi đó.

Chú thích:

(1) Tâm động : khi ngoại cảnh liên quan đến ta (chấp ngã), lòng bị tác động và trở nên nóng bổng (động) mà ý nghỉ (vọng niệm) nổi lên, liền có phản ứng hành động. Ngược lai, nếu tu tâm có công phu, khi gặp cảnh, lòng bình tỉnh, trí sáng suốt.

(2) Tâm không động không thiện ác : Như đi ngoài đường gặp người bên cạnh té xỉu. Ngay lúc đó, ý nghỉ chưa khởi, ta phản ứng theo bản tánh, không có thiện ác. Sau lúc đó, nếu tâm động thì người thiện tính theo thiện, người ác tính theo ác.

Kết quả sửa đổi

Khi phát nguyện sửa đổi , chúng ta một mặt cần đến bạn bè nhắc nhở, mặt khác phải xin quỷ thần chứng minh gia hộ. Thành tâm sám hối, ngày đêm không ngừng. Sớm thì sau 7 ngày, 14 ngày, trễ thì một tháng, hai tháng hay nhiều nhất là ba tháng sẽ có kết quả. Như lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ bừng sáng. Vì thế khi gặp phải những chuyện rắc rối khó giải quyết hay những việc nhỏ nhoi buồn phiền ta đều có thể giải quyết nhanh chóng rõ ràng. Khi gặp chuyện oán thù đều có thể hòa giải thành vui. Hoặc nằm mơ thấy nhả ra đồ dơ bẩn, hoặc thấy Phật, Bồ tát đưa tay tiếp đón, hoặc thấy nhẹ nhàng bay bổng, hoặc thấy lâu đài lộng lẫy, cờ và lọng bằng châu báu v.v… Những cảnh thù thắng đó nói lên nghiệp tội đã được tiêu trừ. Nhưng đừng nên vì vậy mà kiêu ngạo thỏa mãn, làm đứt đoạn con đường tiến lên.

Ngày xưa có ông Cự Bá Ngọc. Lúc ông hai mươi tuổi đã cảm thấy không còn lỗi gì để sửa nữa. Nhưng khi ông lên hai mươi mốt tuổi, nhìn lại tuổi hai mươi vẫn còn sót lại lỗi chưa sửa hết. Lên hai mươi hai tuổi vẫn còn thấy lỗi của tuổi hai mươi mốt chưa sửa hết. Vẫn còn thấy mình còn lờ dờ, chưa hết mình. Cứ thế cố gắng cải sửa thêm nữa và thêm nữa, từ năm này qua năm nọ, mãi đến năm năm mươi tuổi, vẫn còn thấy năm bốn mươi chín tuổi còn sót lỗi. Ngày xưa người ta sửa lỗi kỹ lưỡng đến như thế đó.

Chúng ta đều là giới phàm phu, lỗi lầm đầy mình. Xưa không thấy lỗi nay thấy lỗi là chứng tỏ ta đã có tiến bộ, có thêm trí tuệ. Nếu nhìn lại quá khứ mà không thấy lỗi nào, thật sự người đó sống quá hời hợt không thấy gì cả.

Ngược lại, nếu con người có nhiều lỗi lầm sâu nặng, sẽ có những triệu chứng như tâm thần bị hỗn loạn bế tắt, hay lãng trí trầm trọng. Hay tự nhiên cảm thấy bực bội không lý do. Hoặc gặp người phẩm hạnh cao quý thì cảm thấy hổ thẹn, ủ ê. Hoặc nghe người bàn luận điều đúng lẽ phải mà cảm thấy không vui. Hoặc giúp người lại bị người hiểu lầm oán trách. Hoặc ngủ không yên, nhiều ác mộng. Nếu trầm trọng sẽ phát ngôn bừa bãi, điên cuồng. Đó là tướng của người làm nhiều tội ác. Nếu ai cảm thấy mình đúng trong trường hợp này nên lập tức quyết chí phấn đấu cải sửa, dứt khoát bỏ hết những tánh ác tật xấu, làm lại đời mới. Đừng nên trễ nãi.

Đừng hẹn sẽ làm..
Vì sự hẹn hò, chờ đợi sẽ làm đó sẽ kéo dài những lỗi của mình và nó sẽ lớn mãi và tăng dần trong tâm, lan rộng trong tâm như một loại vi khuẩn đục rĩa, ăn mòn thiện tâm ta.

ANH_ĐỨC ST: Sau khi đọc xong bài này., Chúc bạn đọc thành công thấy những lỗi của bản thân mình và ý chí trong sự quyết tâm sữa đổi cùng với những hình thức sữa đổi để trở nên con người hoàn thiện hơn trong kiếp người này.

Ba nhân Tám = 23 !


3x8 =23 story

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt ! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”

Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:
“Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.
Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.
Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục.
Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…

Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:
“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.
Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.
Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…
Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.
Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”

Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.
Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:
“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai?

Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”

Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.

LỜI BÀN: Đôi khi sự việc quả hiển nhiên, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy vì nó chứa đựng một cái gì tìm ẩn sau nó mà ta chưa khám phá. Giá trị của một mạng người hơn tất cả những chức tước, tiền của trên thế gian. Nhưng rất tiếc ở trong một không gian vô đạo đức tất cả đều ngược lại vì giá trị con người được đánh giá bởi đồng tiền, vật chất. Nhưng hy vọng rằng trong vũng bùn lầy đó vẫn còn những đóa hoa sen – gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Chúc bạn một ngày thật dễ thương và bình an.

Anh_Đức ST and Edited.

Tờ lịch gỡ mỗi ngày…


To Lich

Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn: Đó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”.

Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

Đến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”. Chí lý ! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!…

Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu: “Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”.

Chết rồi có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!

Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài thu ngắn đời sống”. Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói lắm chỉ được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước họa vào thân”! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái “vạ mồm”!

Đến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”. Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả là thiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

Sáng ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”. Úi cha! Cũng có lý quá!

Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Đó là câu của G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo”. Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba thằng!

Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không hết!…
“Trần Gian Một Khúc “

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?

Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..

Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.

Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ..

Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi

Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.
Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.
Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG

Ngô Phan Lưu
ADST.

Những con đại bàng trong trại gà.


Dai bang

Trong cuộc sống, nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống vô vị, đúng như những gì bạn tin. Nếu bạn từng mơ ước một điều gì đó vượt ra khỏi cuộc sống hiện tại, bạn hãy theo đuổi ước mơ đó…

Một cặp Đại Bàng sống hạnh phúc bên nhau trên một xứ sở an bình, mà chưa bao giờ có người nào đến săn bắt, quấy nhiễu và những chú Tê giác, Hổ, Báo, gấu, thỏ, sóc sống vui vẽ dưới mặt đất . Mưa thuận, gió hòa, tinh thần sản khoái và một đêm trăng thanh gió mát, ánh trăng cao sáng vằng vặc, gió mát rì rào, cảnh nước non bao la, bát ngát nên hồn thơ trổi dậy trong tâm hồn của một đại bàng “Cồ” và nó ưởn người một cái, vươn đôi cánh lớn xòe ra , ,, cành lá cây giao động vài chiếc lá vàng bay phất phới rồi lăn lóc dưới gốc cây to trong ánh trăng vàng mùa thu và, khoan thai ngân nga:

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!

Bên sườn núi là một cái tổ chim đại bàng khổng lồ, đang được con đại bàng “vợ” ấp ủ, trong tổ có một trăm cái trứng, nhưng nghe chồng mình ngân nga, chị này cũng không sao cầm được hồn thơ nên tằn hắn cho thông cổ họng, đôi mắt đâm chiêu nhịp nhịp đôi cánh và cất tiếng đáp:

Sống dại mà chi sống chật đời!
Sống xem Âu Mỹ hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để bạn cười!

Sống tưởng công danh không tưởng nước,
Sống lo phú quí chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống dại sinh chi đứng chật đời.

Bổng nhiên gió lớn đến và một trận động đất lớn làm rung chuyển ngọn núi và cái tổ, vài quả trứng lăn ra khỏi tổ và rơi xuống trại gà nằm phía dưới chân núi. Vài con gà mái trong trại tình nguyện ấp quả mấy trứng lớn này.

Những quả trứng nở ra vài chú đại bàng con xinh đẹp, và đương nhiên, nó được nuôi nấng như những con gà. Chẳng bao lâu sau, bản thân những con đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn, nó vẫn mơ ước một điều gì đó cao hơn, xa hơn là cái chuồng gà nó đang sống.

Một ngày, trong khi đang chơi đùa ngoài sân, những con đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời xanh thẳm, bao la bác ngát kia…

“Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”.

Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà thì không thể bay cao”.

Đại bàng tiếp tục nhìn lên trời. Nó mơ ước có thể bay cùng với những con chim đại bàng. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước đó của mình, bầy gà lại bảo là mơ ước đó không thể xảy ra.

Cuối cùng, đại bàng cũng tin rằng đó là sự thực. Nó không còn nghĩ đến ước mơ đó nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian làm gà, và định luật sinh/tử cũng đã đến — Đại bàn chết như một con gà như mọi con gà khác trong cái trại gà ấy.

Anh_Đức: ST and Revised